17/03/2016, 09:40:28

Chỉnh hình thành bụng

Trong khi cánh đàn ông vất vả với các bài tập để có bụng 6 múi “chuẩn soái ca” thì chị em phụ nữ cũng ngày quên ăn, đêm mất ngủ vì đã vận dụng đủ “chiêu thức” từ tập thể hình đến ăn kiêng nhưng bụng vẫn ngày càng phình to và nhão nhẹt. Lúc nào trong đầu của họ cũng luôn hiện ra câu hỏi “tại sao như vậy?”

Và cuối cùng sau khi tìm hiểu, họ lại ngồi thở dài khi nguyên nhân gây ra vấn đề này là những điều mà phụ nữ khó tránh khỏi như di truyền, thay đổi cân nặng nhiều, thai kỳ, lão hoá hay phải trải qua các phẫu thuật ở vùng bụng.

Phải làm gì để có “vòng eo 56”, “đáy thắt lưng ong”đây?

Chỉnh hình thành bụng là gì?

Phẫu thuật chỉnh hình thành bụng nhằm loại bỏ mỡ, da thừa và trong phần lớn các trường hợp sẽ phục hồi phần cơ bụng đã yếu hoặc dãn, giúp bụng thon gọn và săn chắc hơn.

Những lưu ý trước khi chỉnh hình thành bụng:

Khi không hài lòng với hình dạng vùng bụng, khách hàng có thể chỉnh hình thành bụng nếu có sức khoẻ tốt, cân nặng ổn định và không hút thuốc lá.

Mặc dù phẫu thuật chỉnh hình thành bụng có tác dụng lâu dài nhưng hiệu quả sẽ bị ảnh hưởng đáng kể khi có sự thay đổi lớn về cân nặng. Vì vậy, phụ nữ đang mong muốn sinh con hoặc đang lập kế hoạch để giảm cân nhiều  thì nên trì hoãn phương pháp này cho đến khi kế hoạch hoàn tất.

 Chỉnh hình thành bụng không phải là giải pháp thay thế cho việc giảm cân hay một chương trình tập thể dục phù hợp.

Chỉnh sửa thành bụng không thể loại bỏ hoàn toàn vết rạn da mà chỉ cải thiện được phần nào do một vài vết rạn da mất đi cùng với vùng da thừa được cắt bỏ.

Nguy cơ & biến chứng:

Tương tự các phẫu thuật khác, chỉnh hình thành bụng cũng tiềm ẩn những nguy cơ và biến chứng  nhất định. Trước khi quyết định, bạn cần phải lường trước những vấn đề có thể xảy ra trong và sau phẫu thuật như: dị ứng thuốc mê, chảy máu, huyết khối tĩnh mạch sâu và các biến chứng tim phổi, nhiễm trùng, hoại tử mô dưới da, lành thương chậm, mô da lỏng lẻo, sẹo xấu, đổi màu da, thành bụng mất cân xứng…

Những thông tin cần cung cấp cho bác sĩ:

Đừng ngần ngại cho bác sĩ biết lý do tại sao bạn muốn chỉnh hình bụng và kỳ vọng như thế nào ở phẫu thuật này đồng thời cung cấp những thông tin về sức khoẻ của bản thân (bệnh lý nội khoa, dị ứng thuốc, những thuốc đã và đang dùng bao gồm cả vitamin hay thảo dược, tình trạng nghiện rượu, thuốc lá…) và tiền căn sức khoẻ của gia đình (hen suyễn, dị ứng thuốc, bệnh tim mạch, tăng huyết áp)

Bạn sẽ không thể chỉnh hình bụng khi nào?

Sau khi trao đổi để nắm được những thông tin cần thiết, bác sĩ sẽ đánh giá sức khoẻ tổng quát, thực hiện các xét nghiệm tiền phẫu, khám và đo các chỉ số cần thiết ở bụng và đưa ra phương pháp phẫu thuật với liệu trình thích hợp

Vì an toàn của khách hàng, bác sĩ sẽ từ chối hoặc trì hoãn thời điểm phẫu thuật nếu tình trạng sức khoẻ của bạn không cho phép trải qua phẫu thuật. Nếu có bệnh mãn tính, bác sĩ có thể cân nhắc để phẫu thuật sau khi bệnh được điều trị ổn định.

Các bước của quy trình chỉnh hình thành bụng:

Chỉnh hình thành bụng là một phẫu thuật có thể thực hiện ở những trung tâm thẩm mỹ lớn hoặc bệnh viện có điều kiện vô trùng, trang thiết bị hiện đại và nhóm phẫu thuật khéo léo và giàu kinh nghiệm.

Thông thường, phẫu thuật viên chỉ tiến hành phẫu thuật sau khi đã cùng bác sĩ gây mê hồi sức đánh giá và thống nhất rằng tình trạng sức khoẻ của khách hàng hoàn toàn có thể trải qua được cuộc phẫu thuật.

Bước 1-Vô cảm

Tuỳ theo từng trường hợp cụ thể, bác sĩ sẽ lựa chọn phương pháp vô cảm phù hợp. Thông thường chỉ cần dùng thuốc an thần và gây tê tại chổ nhưng đôi khi có thể phải gây mê nên khách hàng được hướng dẫn nhịn ăn uống hoàn toàn ít nhất 10 giờ trước khi đưa và phòng mổ.

Bước 2-Rạch da

Phẫu thuật chỉnh hình thành bụng đầy đủ cần 1 đường rạch da theo hướng ngang, nằm giữa rốn và đường chân lông phần bụng dưới.

Khi da bụng được nâng lên, phần cơ bụng bên dưới vốn đã suy yếu sẽ được chỉnh sửa lại. Hình dáng và kích thước đường rạch da tuỳ thuộc vào phần da thừa. Nếu da thừa quá nhiều, phẫu thuật viên có thể sẽ cần đến đường rạch thứ hai quanh rốn.

 

Sau khi rạch da, da vùng bụng trên sẽ được kéo xuống, đoạn da thừa sẽ được lấy bỏ và phần da còn lại sẽ được khâu lại.

 Để bảo đảm tính thẩm mỹ, phẫu thuật viên sẽ rạch thêm một đường nhỏ trên da để tạo lỗ rốn mới và cố định lại sau khi đưa xuyên qua bề mặt của da.

Bước 3- Đóng vết mổ

Tuỳ theo kích thước phần da thừa đã lấy, vết mổ sẽ được đóng lại bằng chỉ khâu chuyên dụng, băng dính, kim bấm.

Bước 4- Đánh giá kết quả:

Tại phòng mổ hiệu quả có thể nhận thấy ngay sau khi phẫu thuật hoàn tất. Phần bụng sẽ trở nên phẳng và rắn chắc hơn. Tuy nhiên khách hàng thường chỉ nhìn thấy được hiệu quả một vài tuần sau đó vì sau phẫu thuật vùng bụng sẽ được quấn băng thun hoặc băng ép để giảm sưng nề và hỗ trợ quá trình lành thương.

Nếu cần thiết, bác sĩ sẽ đặt vài ống nhỏ ở vết mổ tạm thời trong 1-2 ngày đầu để dẫn lưu dịch và máu để hạn chế nhiễm trùng và giúp vết thương lành nhanh hơn.

Chăm sóc sau phẫu thuật chỉnh hình thành bụng:

Trước khi xuất viện, bác sĩ sẽ hướng dẫn cho khách hàng những thông tin cần thiết như chăm sóc vết mổ, dùng thuốc hỗ trợ, chế  độ ăn uống, sinh hoạt và tập luyện, lịch tái khám và những dấu hiệu cần liên hệ với bác sĩ ngay.

Kết quả chỉnh hình thành bụng:

Thông thường sau khi tháo băng 1-2 tuần, khách hàng có thể đi lại bình thường và hài lòng với phần bụng phẳng và rắn chắc. Tuy nhiên kết quả sẽ bị ảnh hưởng đôi chút nếu khách hàng đã từng phẫu thuật ở vùng bụng trước đó.

Sẹo là vấn đề tất cả các khách hàng quan tâm khi phẫu thuật chỉnh hình thành bụng. Với kỹ thuật đặc biệt, đường rạch da thường trùng với các nếp tự nhiên và sẹo được giấu ở những vị trí kín đáo nhất. Đối với những phụ nữ đã từng mổ lấy thai, các phẫu thuật viên chuyên nghiệp sẽ tính toán rất cẩn thận để có thể kết hợp đường rạch da với sẹo mổ cũ nhằm hạn chế để lại nhiều sẹo trên thành bụng. Thông thường nếu được chăm sóc đúng cách, sẹo sẽ mờ dần theo thời gian.

Da nhăn chảy xệ sau khi sinh

 

 

HOTLINE
0966 810 910

BÀI VIẾT MỚI

THEO DÕI CHÚNG TÔI

  

Lượt truy cập: 902294. Đang online 1